HỘI THẢO- NHỮNG THÁCH THỨC MỚI ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THỰC THI VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

TÓM TẮT

Kể từ tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành chính sách “Đổi Mới”, đây là một trong những sự thay đổi quan trọng nhất của hệ thống chính trị Việt Nam, điều này đã mang lại những thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện cải cách hệ thống kinh tế của mình để phù hợp và hài hòa với hệ thống thương mại thế giới. Trong quá trình hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp ước và hiệp định thương mại và đầu tư quốc tế, như Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP), hiện tại đã đổi thành Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hoặc TPP 11), ký kết vào tháng 3 năm 2018. Thêm vào đó, Việt Nam đã ký 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đàm phán 4 Hiệp định thương mại tự do khác với các đối tác thương mại và các tổ chức quốc tế, việc này đã thiết lập những tiêu chuẩn cao về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tất cả những điều này đã đặt Việt Nam trước những thách thức mới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và cách thức thực thi sở hữu trí tuệ nói riêng.

Trong bối cảnh như vậy, bài giảng hướng đến việc giải quyết vấn đề liên quan đến hệ thống thực thi việc sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, bao gồm các biện pháp hành chính, thủ tục tố tụng dân sự và tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, bài giảng cũng sẽ nhấn mạnh vai trò của các tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, bài giảng bao gồm ba phần. Đầu tiên, người nghe sẽ được cung cấp một cái nhìn tổng quan lịch sử về hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Phần thứ hai của bài giảng sẽ nghiên cứu sâu hơn hệ thống thực thi về quyền sở hữu trí tuệ hiện tại ở Việt Nam thông qua việc giới thiệu, phân tích các luật và quy định hiện hành về sở hữu trí tuệ và nghiên cứu một số vụ việc tiêu biểu, cũng như chỉ ra một hạn chế của hệ thống và các lý do dẫn đến điều này. Phần cuối cùng của bài giảng sẽ xác định những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong tương lai, chẳng hạn như làm thế nào để đáp ứng các tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ của hiệp định thương mại tự do (FTA), có cần thiết thiết lập một tòa án riêng cho các vụ việc liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hay không? Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thương mại hóa các quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả hơn? Cách thức xây dựng năng lực con người trong tương lai, và những cách thức để tăng cường hiệu quả bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam là gì?

DIỄN GIẢ
#

Ông Phan Ngọc Tâm đã đạt được bằng Tiến sĩ Luật Luật Quốc tế và Luật So sánh tại Khoa Luật - Đại học Lund, Thuỵ Điển năm 2011. Ông đã làm việc với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu danh tiếng trên thế giới như Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), WTO (Geneva, Thụy Sĩ), Viện nghiên cứu Max Planck (Munich, Đức) và Trường Đại học Luật Suffolk (Boston, MA, Hoa Kỳ), …

Tiến sĩ Phan Ngọc Tâm là một chuyên gia trong rất nhiều lĩnh vực về pháp luật như Tư pháp quốc tế, Luật sở hữu trí tuệ quốc tế, Luật thương mại và Luật thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, Tiến sĩ Phan Ngọc Tâm cũng chuyên nghiên cứu về luật sở hữu trí tuệ nói chung và luật về nhãn hiệu nói riêng. Ông đã tham gia nhiều hội thảo chuyên sâu ở cấp quốc gia và quốc tế cũng như có nhiều tác phẩm và bài viết đăng trên các báo và tạp chí pháp lý.

Tiến sĩ Phan Ngọc Tâm còn là giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy về pháp luật. Bên cạnh đó, ông là thành viên sáng lập và điều hành Công ty Luật Tín & Tâm và ông cũng là một trong những thành viên sáng lập của Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại Phía Nam (STAC) tại Việt Nam. Ông cũng đã được mời đến giảng dạy tại các trường đại học và tổ chức có uy tín ở Việt Nam và nước ngoài.

CHỦ TỌA
#

Ông Kung-Chung Liu có bằng cử nhân luật học (LLB) và Thạc sỹ luật học (LLM) từ Đại học Quốc gia Đài Loan và Tiến sĩ từ Đại học Ludwig Maximilian Universitaet (Đại học Munich). Ông từng là nghiên cứu sinh tại Academia Sinica, Đài Loan cho đến năm 2017. Năm 2003, ông là giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Luật của Đại học Quốc gia Singapore và là thành viên nghiên cứu cao cấp tại Học viện sở hữu trí tuệ Singapore. Giáo sư Liu là một trong những ủy viên hội đồng sáng lập Ủy ban Truyền thông Quốc gia Đài Loan từ năm 2006 đến 2007. Năm 2014-2015, ông là Giáo sư thỉnh giảng tại khoa Luật, trường Đại học Quản lý Singapore và là Giám đốc sáng lập Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng về Tài sản trí tuệ và Luật ở châu Á (ARCIALA). Ngoài ra, ông còn được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Đại học Renmin, Trung Quốc (2017), và Viện Quản lý Công nghệ, Sáng tạo và Sở hữu trí tuệ, Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Loan (từ năm 2010).

Ngày Ngày 10 tháng 9 năm 2018 (Thứ Hai)
Thời gian 15:00 giờ đến 16:45 (Đăng ký từ 14:45 trở đi)
Địa điểm Trường Luật SMU Tầng 2, Phòng hội thảo 2.02 55 đường Armenia Singapore
Địa điểm Click HERE for map
Chương trình 14.45: Đăng ký 15.00: Chuyên đề nghiên cứu của Tiến sĩ Phan Ngọc Tâm 16.30: Hỏi và đáp 16.45: Kết thúc sự kiện